Vải thun 100% Vải thun 65/35 Vải thun PE
VẢI THUN 100% VẢI THUN 65/35 VẢI THUN PE
Các chất liệu vải may đồng phục ngà nay ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại và chất liệu phù hợp với những đặc tính yêu cầu của khách hàng đưa ra. bên cạnh các chất liệu đó có 3 chất liệu được rất nhiều các khách hàng của công ty may đồng phục 4U sử dụng khi may đồng phục như sau Vải thun 100%, Vải thun 65/35, Vải thun PE. Nếu như bạn vẫn còn đang thắc mắc về các chất liệu này thì hãy để Công ty may đồng phjc 4U chúng tôi giải thích rõ hơn về từng chất liệu nhé.
VẢI THUN 100%
Cotton là loại vải bạn đã không còn quá xa lạ, đây là loại vải xuất hiện từ lâu đời và được rất nhiều người sử dụng yêu thích. Tuy nhiên, vải cotton không chỉ có một loại mà có rất nhiều loại.
Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe rất nhiều về vải 100 cotton. Đây cũng là chất vải khá quen thuộc với người sử dụng. Bạn thấy rất nhiều người nói đến vải 100 cotton? Thấy rất nhiều mặt hàng thời trang được làm từ vải 100 cotton? Như vậy bạn đã biết được vải 100 cotton là gì?
Vải thun 100 cotton được mệnh danh là một trong những loại vải tốt nhất và đã được kiểm chứng qua quá trình sử dụng từ xưa đến nay. Vải 100 cotton(vải cotton) là loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi bông thiên nhiên, vải có độ mềm mại, thoáng mát, hút ẩm tốt, đem lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
Nguồn gốc của vải cotton:
Từ ngày xưa ông cha ta đã biết cách trồng cây bông vải để lấy quả, xe sợi để dệt quần áo mặc thường ngày. Trong thời đại phát triển hiện nay, cây bông được trồng nhiều hơn, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc xử lý sợi bông ngày càng hiệu quả, kết hợp những hóa chất chống mốc, chống mục, tẩy trắng, nhuộm màu để cho ra đời các loại vải cotton tuyệt đẹp như hiện nay.
Tại Việt Nam, nguồn nguyên liệu bông vải không nhiều nên đa phần phải nhập khẩu từ nước ngoài, có lẽ vì vậy mà giá thành loại vải thun 100 cotton cũng cao hơn các loại vải khác. Ngoài ra, để tăng thêm nhiều tính năng, thẩm mỹ cho vải cotton, người ta thường dệt chung sợi cotton với các loại sợi vải khác(sợi spandex, sợi poly, sợi nylon, sợi silk,…).
Ưu điểm:
- Độ bền cao: Vải thun 100 cotton có độ bền cao, thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu.
- Thấm hút mồ hôi tốt: Ưu điểm nổi bật của vải cotton đó là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp giảm nhiệt, tạo sự thoáng mát, thoải mái cho người mặc.
- Bền màu: Vải cotton rất bền màu nên được sử dụng để nhuộm rất nhiều mài vải khác nhau.
- Mềm mại: Vải cotton cực kỳ mềm mại, mát mẻ, có tính thẩm mỹ cao, đồng thời không gây khó chịu cho da.
- Thân thiện với môi trường: Vải cotton có thể dễ dàng phân hủy trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm:
- Giá cao: Vải cotton là chất liệu vải tốt nên giá thành khá cao
- Vải thô: Thật ra vải thun 100% cotton khá thô và cứng, nhưng tốt cho sức khỏe, để khắc phục nhược điểm này, khi dệt người ta pha thêm sợi spandex để tăng độ đàn hồi cho vải.
- Lâu khô: Vải cotton có khả năng hút nước nên rất lâu khô, dễ bị bám bẩn nên cần phải bảo quản cẩn thận.
- Độ bền lý hóa không cao: Dẫn đến vải rất dễ bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công trong trường ẩm ướt gây mục vải.
VẢI THUN 65/35
Trước khi muốn tìm hiểu về nguồn gốc của CVC bạn cần biết về sự hình thành và phát triển của sợi tổng hợp mà tôi đã để ở trong phần tham khảo ở trên. Vì 2 loại này có liên quan rất mật thiết với nhau.
Có thể bạn đã biết là sợi nhân tạo được tạo ra từ các loại khoảng sản như dầu mỏ, than đá… và như Atlan đã nói CVC chính là sự kết hợp của sợi bông tự nhiên và sợi tổng hợp thì CVC sẽ ra đời sau 2 loại vải Cotton và Polyester.
Nguyên nhân để các nhà sản xuất tạo ra vải thun CVC 65/35 nhằm mục đích mang thêm một dòng vải tầm trung để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Bên cạnh đó những loại vải như Cotton 100% trên thị trường thời bấy giờ giá quá cao và nhiều người rất khó để tiếp cận được chúng do đó để giảm giá thành người ta đã nghiên cứu ra một cách dệt mới kết hợp sợi tự nhiên và sợi nhân tạo để tạo thành, nhưng loại vải này phải mang nhiều ưu điểm từ sợi cotton vì vậy họ đã đi dến quyết định cho đến 65% sợi cotton vào vải và số lượng 35% sẽ thuộc về sợi PE và đây chính là nguồn gốc cụ thể tạo nên vải thun cvc 65/35 như ngày hôm nay.
Ưu điểm của vải Cotton 65/35
- Vải có độ co giãn, đàn hồi tốt.
- Khả năng thấm hút khá cao.
- Vải mềm mịn và hơi bóng mượt.
- Giá thành rẻ hơn nhiều so với cotton nguyên chất.
- Độ bền cao.
- Giặt rất nhanh khô, có thể áp dụng cả giặt tay và giặt máy.
- Có thể dùng cho cả mùa hè và mùa đông.
Nhược điểm của vải thun Cotton 65/35
- Khả năng thấm hút chỉ ở mức vừa phải không qua cao khi gặp thời tiết quá nóng.
- Giá tuy rẻ so với cotton nhưng lại ở một mức cao hơn hẳn so với vải TC hay vải Polyester.
Các loại vải thun cotton 65/35
Trên thị trường có hai loại vải thun cotton phổ biến nhất đó là vải thun 2 chiều và vải 4 chiều.
Vải thun cotton 2 chiều: Là kiểu vải có khả năng co giãn tốt về hai phía theo chiều ngang của vải. vải rất phù hợp cho những bộ quần áo đồng phục ở môi trường công sở hoặc những người làm việc ít vận độngVải CVC 65/35 4 chiều: Nếu bạn cần tìm vải dùng để may áo đồng phục thể thao thì Atlan tin chắc đây là sự lựa chọn chính xác nhất cho bạn. Những người thường xuyên vận động cần một loại áo được may từ chất vải có độ co giãn tốt để dễ dàng di chuyển hơn. Rất phù hợp cho những cầu thủ, vận động viên điền kinh, cầu lông… Ngoài ra quần áo làm từ vải cotton 65/35 giữ form rất lâu và rất bền.
VẢI THUN PE
Vải thun PE hay còn gọi là vải thụn polyester (vải PE) là loại vải được dệt từ 100% polyester. Vải PE được tổng hợp từ hai nguyên tố là Acid và rượu công nghiệp, từ phản ứng hóa học giữa acid và rượu, hai hoặc nhiều phân tử kết hợp với nhau để tạo ra một phân tử lớn có cấu trúc lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài của sợi vải.
Những nguyên liệu này có nguồn gốc đâu tiên từ dầu mỏ, không khí, than đa, được phát hiện vào năm 1930 bởi nhà khoa học W.H Caruthers. Do không tuyên bố rộng rãi nên đến năm 1941 nhóm nhà khoa học người Anh mới áp dụng kết quả công trình nghiên cứu của Caruthers và tạo ra sợi Polyester thương mại đầu tiên với tên gọi là Terylene.
Năm 1946, từ polyester người ta tạo ra 1 loại vải PE mới có tên là Dacron. Đến năm 1958, một sợi PE khác là Kodel được tạo ra bởi Eastman Chemical. Kể từ đó, sợi Polyester nhanh chóng được biết đến. Những năm 1970 khi sản xuất ra những chiếc quần làm bằng sợi polyester phục vụ cho nhu cầu giải trí rất phổ biến. Cũng kể từ đó, sợi Polyester được sáng tạo thêm và đưa vào sửdụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang, may mặc.
Ưu điểm
– Vải thun PE được sản xuất từ sợi tổng hợp Polyester nên có bề mặt bóng, khó bị nhàu, không dễ bị co.
– Giá thành rẻ
– Vải dễ in hình và có hình in sắc nét nên các sản phẩm làm từ loại vải này được giới trẻ, nhất là các bạn học sinh, sinh viên rất ưa chuộng.
– Vải hút dầu nên có nhiều ưu điểm hơn các loại vải truyền thống khác, ví dụ như bông.
– Vải có khả năng chống nước, chống cháy, chống bụi cao hơn một số loại vải khác.
– Vải có tính năng chống lại các vết bẩn tự nhiên.
– Vải PE không bị co khi giặt, khả năng chống nhăn và chống bị kéo giãn.
– Vải thun PE không dễ bị nấm, mốc, an toàn cho da và dễ bảo quản.
– Nhuộm màu trên vải dễ
– Vải là vật liệu cách nhiệt được đánh giá khá cao.
– Vải rất bền, chịu được tác động của hầu hết các hóa chất, bền nhiệt, bền ánh sáng.
– Giữ lại dáng tốt bởi hình dạng của nó chịu được sự khắc nghiệt của khí hậu.
Nhược điểm
– Vải do không thấm mồ hôi nhiều nên mặc khá nóng. Do đó. thông thường khi sản xuất thường được pha cùng với một số loại sợi khác như cotton, visco, spandex để khắc phục nhược điểm này của vải.
Ứng dụng trong cuộc sống của vải PE
Vải PE với những ưu điểm nổi bật được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, máy tính và băng ghi âm, vật liệu cách điện, sản xuất gối, chăn, áo khoác ngoài và túi ngủ,… Với mỗi loại sản phẩm, vải pe đều thích hợp và phát huy được ưu điểm vốn có của nó như:
– Vải được sử dụng rộng rãi để may các loại trang phục: áo sơ mi, quần jean, áo choàng và mũ nón, drap, chăn,.. và các đồ trang trí nội thất.
– Nhờ công nghệ dệt tiên tiến, vải còn được dùng để dệt ra các loại vải có chất lượng không thua kém gì vải có nguồn gốc thiên nhiên, ví dụ như vải lụa.
– Do thành phần là hydrobic trong tự nhiên nên rất nhanh khô, cách nhiệt bằng các sợi rỗng nên được sử dụng nhiều trong sản xuất các loại sản phẩm giữ nhiệt như gối, chăn,…
Cách bảo quản vải PE
Độ bền của vải đôi khi không nằm hoàn toàn vào cấu tạo, chất liệu hay quy trình sản xuất mà nó còn phụ thuộc cả vào cách chúng ta bảo quản sản phẩm vải đó như thế nào. Nếu bảo quản đúng cách, độ bền của vải và tuổi thọ của nó sẽ lâu hơn.
Sau đây là cách bảo quản vải PE mà các bạn nên tham khảo:
– Khi vải còn ở trong kho nên đảm bảo giữ mức nhiệt độ ổn định, không quá nóng cũng không quá lạnh. Môi trường bảo quản nên là môi trường sạch sẽ, không ẩm ướt, nấm mốc.
– Các loại quần áo bằng vải thun PE sau khi giặt nhanh khô, an toàn với việc sấy khô và các chất làm mềm vải. Do vải pe thường không nhăn nên không cần ủi nhiều, trong một số trường hợp đặc biệt bắt buộc phải cần đến ủi thì cũng nên ủi sản phẩm ở nhiệt độ thấp.
– Ngâm bằng chất làm mềm vải: Cần phải chuẩn bị một chậu to nước lạnh để ngâm quần, áo làm bằng vải thun rồi thêm khoảng 1/4 cốc nước làm mềm vào. Để nguyên chậu nược đó qua 1 đêm sau đó giặt lại với nước thường. Cách làm này giúp vải thun có độ bền cao hơn.
– Sử dụng chất làm mềm trong máy giặt: Tùy vào màu sắc của các sản phẩm làm từ vải thun pe mà lựa chọn các loại chất tẩy rửa cho phù hợp. Sử dụng nước nóng có thể làm màu sắc của sản phẩm bị phai, mời đi vì vậy bạn hãy chọn nước lạnh với một ít nước mềm vải là tốt nhất. Việc làm này dễ hơn khi giặt với máy.
Rửa bằng giấm trắng: Giấm trắng co tác dụng giúp loại bỏ xà phòng và chất bẩn tích tụ trên vải thun PE bằng chất liệu cotton. Cách làm mềm vải:
Đem giặt đồ như bình thường, trước khi kết thúc việc giặt thì cho 1/2 chén dấm trắng vào sau đó thêm 10 muỗng dấm trắng vào bộ phận làm mềm vải trong máy giặt trước khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo. Lưu ý: không sử dụng dấm màu sậm vì loại này có thể làm màu sắc của áo bị ảnh hường, đổi màu. Rửa lại và thêm một số chất làm mềm vải như giấm có mùi riêng biệt.
– Hơi nước: Dùng hơi nước có thể nới lỏng sợi vải, giúp vãi bớt cứng và co giãn tốt hơn. Một chiếc bàn ủi có chế độ hơi nước phù hợp để thực hiện thao tác này.
– Sử dụng bột Borax: Ngâm đồ cần giặt với ¼ chén Borax ở chu kỳ xả của máy, ngâm trong đo và bậ chu kỳ giặt lại. Việc làm này giúp loại bỏ chât tẩy rửa và làm mềm vải.
Trên đây là các thông tin về các chất liệu vải thun 100%, vải thun 65/35, vải thun PE nếu các bạn còn đang thắc mắc về các chất liệu của chúng tôi hãy liên hệ ngay cho đội ngũ nhân viên sale chúng tôi .để được tư vấn về các sản phẩm dich vụ may đồng phục của chúng tôi