TÌM HIỂU CÁC LOẠI VẢI COTTON, POLY, SPANDEX

 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại chất vải để may đồng phục nhưng 3 chất liệu vải được các công ty doanh nghiệp các khách hàng chọn lựa khi may đồng phục nhiều nhất đó chính là các loại vải như sau vải cotton, vải poly, vải Spandex. Nếu như bạn chưa biết hay hiễu rõ hơn về từng loại vải thì hãy để công ty may đồng phục 4U giải thích rõ hơn về các chất liệu vải này nhé. Chính vì vậy đừng bỏ lỡ bài viết này của chúng tôi

CHẤT LIỆU VẢI COTTON

Vải cotton là sợi vải tổng hợp được sản xuất từ nguyên liệu chính đó là các sợi bông và các chất hóa học. Với rất nhiều ưu điểm như: thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, chống mài mòn hiệu quả, dễ nhuộm màu cùng khả năng chống lại sự xâm nhập của các vết bẩn và nấm mốc.

Nguyên liệu sản xuất lại dồi dào, sẵn có từ thiên nhiên. Nên vải cotton được sử dụng rất nhiều trong ngành may mặc, với các sản phẩm chủ đạo như: chăn ga gối, quần áo… Bên cạnh đó, nó còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp hiện nay.

Với các đặc tính như thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng, chống mài mòn hiệu quả, dễ nhuộm màu cùng khả năng chống lại sự xâm nhập của các vết bẩn và nấm mốc cùng nguyên liệu sản xuất dồi dào thì việc loại vải này được ứng dụng phổ biến là điều dễ hiểu.

Ưu điểm của vải Cotton

  • Mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc bởi khả năng hút ẩm cao, thấm hút tốt
  • Độ bền cao, khi giặt nhanh khô, dùng được trong máy giặt cùng và có thể sử dụng các chất tẩy rửa
  • Giá thành của vải cotton rẻ hơn so với các loại có pha sợi khác, vì nguyên liệu dễ tìm và sẵn có.

Nhược điểm của vải Cotton

  • Chất liệu vải Cotton100% khá là cứng nên thích hợp cho nam giới sử dụng. Và giá thành của loại vải 100% cotton này khá cao, nên nó không thật sự phổ biến với tất cả mọi người.
  • Để khắc phục điều này, và thường sử dụng cotton pha với sợi Spandex nhằm làm vải trở nên mềm mại hơn. Thích hợp dùng cho chị em phụ nữ, và giá thành cũng không quá cao.

CHẤT LIỆU VẢI PONY

Polyester hay còn được gọi tắt là Poly là một loại sợi tổng hợp, có lịch sử lâu đời, vào khoảng năm 1951. Chất liệu này có nguồn gốc chính từ than đá, không khí và dầu mỏ. Để tạo ra được loại vải Polyester thì các nhà khoa học đã tiến hành các phản ứng hóa học giữa rượu và acid. Từ đó mang lại sự kết hợp ngẫu nhiên giữa nhiều phân tử với nhau để cho ra một phân tử lớn hơn, nhưng vẫn có được cấu trúc tương đồng.

Polyester được chia ra làm 4 loại sợi cơ bản bao gồm sợi xơ, sợi thô, sợi filament và sợi fiberfill. Với cấu tạo đặc biệt, vải Polyester sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như chống nhăn, kháng bụi bẩn và nấm mốc rất cao. Vì vậy, chúng được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thời trang, sản xuất chăn ga gối đệm, quần áo thể thao. Hầu hết những đồ may mặc quen thuộc mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều có sự góp mặt của chất liệu này, cho thấy tính phổ biến của nó trong cuộc sống hàng ngày là rất lớn.

Ưu điểm của vải Polyester

Khả năng chống nhăn

  • Một đặc tính nổi bật đầu tiên cần phải nhắc tới của chất liệu vải Polyester đó chính là khả năng chống nhăn cực tốt. Cụ thể là trong suốt quá trình sử dụng chúng bạn sẽ thoải mái trong việc giặt giũ mà không hề lo lắng về tình trạng bị nhăn nhúm hay kéo dãn ra. Đây chính là một yếu tố quan trọng để sản xuất quần áo hay các bộ chăn ga gối đệm với độ bền cao vượt trội, dù sau khi trải qua một thời gian dài sử dụng thì các sản phẩm này vẫn đảm bảo được chất lượng như ban đầu.

Dễ dàng vệ sinh, làm sạch

  • Các chất bẩn sẽ phải rất khó khăn mới có thể xâm nhập vào vải Polyester, từ đó người dùng có thể dễ dàng vệ sinh chúng mà không phải tốn quá nhiều công sức. Có được điều này là bởi vì bề mặt của vải sáng bóng, mượt mà khiến cho các bụi bẩn không thể bám vào sợi vải trong suốt quá trình sử dụng.
  • Đặc biệt chất liệu này được coi là sản phẩm dành cho cuộc sống hiện đại bởi vì có thể giặt một cách dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy đều được mà không sợ làm ảnh hưởng tới độ bền của sợi vải polyester.

Khả năng nhuộm màu nổi bật

  • Vì được sản xuất chủ yếu dành cho ngành may mặc và thời trang, do đó công đoạn nhuộm màu vải trở nên vô cùng quan trọng vì nó quyết định tính thẩm mĩ của sản phẩm. Vải Polyester có thể nhuộm màu một cách dễ dàng, màu sắc lên đậm và rõ nét, màu chuẩn màu mang lại chất lượng tối ưu cho sản phẩm. Ngoài ra, Polyester còn có khả năng giữ màu cực tốt nên trong suốt quá trình giặt, bạn sẽ không phải lo lắng về việc vải bị phai màu và ngấm vào các loại sản phẩm khác.

Khả năng chống nước tốt

  • Những vật dụng cần tới khả năng chống nước cao thường được sản xuất từ Polyester, đó là túi ngủ, áo khoác, lều bạt,… vì đặc tính của loại vải này là hút ẩm khá kém.

Độ bền cao

  • Vải Polyester có độ bền rất cao, nó có thể chịu nhiệt được hầu hết các loại hoá chất khác nhau. Tác dụng co giãn cực tốt cùng với tính năng chống nhăm nấm mốc và chống bào mòn.

Giá thành phù hợp

  • Vải polyester được tổng hợp từ các nguyên liệu có mức giá thấp và quy trình sản xuất không quá phức tạp. Vì vậy, các sản phẩm được sản xuất bằng chất liệu này có giá cả rất phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc người tiêu dùng.
  • Bên cạnh những tính năng nổi bật trên thì vải Polyester còn có nhiều ưu điểm khác như: khả năng chống nước, chống cháy vượt trội giúp đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho mọi người trong suốt quá trình sử dụng. Các loại nấm mốc, tác nhân gây hại trong môi trường sống cũng không có khả năng gây hại được cho chất liệu vải này vì khả năng kháng bụi bẩn và nấm mốc hoàn hảo. Thêm nữa, khả năng cách nhiệt của Polyester cũng rất cao, cho nên nếu dùng một bộ chăn ga gối chất liệu này trong mùa đông sẽ đảm bảo được độ ấm áp hiệu quả.

Nhược điểm của vải Polyester

  • Tuy nhiên vẫn tồn tại nhược điểm đó là khá nóng do khả năng thấm hút mồ hôi kém và có độ dày cao, trọng lượng lại lớn. Để khắc phục nhược điểm này, các sản phẩm được chế tạo từ Polyester thường được pha trộn với các chất liệu khác giúp giảm trọng lượng, tăng khả năng thấm hút để thay thế cho chất vải sợi truyền thống.

CHẤT LIỆU VẢI SPANDEX

Vải Spandex hay còn gọi là: Elastane, Lycra, Elastane,…Đây là một loại vải có độ đàn hồi cao nhất trong đặc biệt khi kết hợp thêm với sợi cotton, có thể kéo dài hơn 5 lần kích cỡ ban đầu. Spandex được tạo nên từ 1 chuỗi polyme dài gọi là Polyurethane.Dành cho những bạn chưa biết, loại chuỗi này có được nhờ phản ứng giữa Polyester với Diisocyanate. Và Polyme sẽ được chuyển thành sợi thông qua quá trình kéo khô vì vậy đã tạo nên loại vải Poly Spandex như hiện nay.

Ý tưởng đầu tiên về loại vải này đã được nhen nhóm ngay từ Thế chiến thứ II. Lúc này, nhu cầu sử dụng cao su để phục vụ sản xuất các thiết bị chiến tranh ngày càng lớn, mà lượng cao su lại càng giảm, giá thành cao.Điều đó đã nhóm lên ngọn lửa đầu tiên về một chất liệu có thể thay thế cho cao su trong kháng chiến cũng như đời sống.

Mãi đến những năm 50 của thế kỷ trước, những sợi Spandex đầu tiên được ra đời.Vài năm sau đó, Spandex đưa vào sản xuất rộng rãi và được quảng bá nhiệt tình bởi những minh tinh thời đó. Qua thời gian, loại vải này ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống. Hiện nay, loại vải này thường được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc để sản xuất nên: đồ bơi, đồ lót, đồ tập thể dục, dải thắt lưng, áo thun đồng phục công ty,….

Trên thực tế, không có sản phẩm may mặc nào 100% sợi Spandex. Bởi lẽ các sản phẩm làm hoàn toàn từ Spandex có giá rất đắt, không thể phổ cập đến đa số tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy, các nhà sản xuất đã pha trộn thêm các loại sợi khác để giảm chi phí và bù đắp những khuyết điểm cho vải.

PHÂN LOẠI VẢI SPANDEX

Vải Cotton Spandex:

Nghe tên thôi ta cũng biết loại vải này được pha trộn giữa sợi Cotton và Spandex nên thừa hưởng gần như đầy đủ những ưu điểm của 2 loại vải trên. Những đặc tính nổi bất của loại vải này có thể kể đến như: co giãn tốt, thấm hút cao, trọng lượng nhẹ, độ mềm mại không còn gì để bàn cãi. Ngoài ra, Cotton Spandex cũng ít bám bụi và dễ dàng để vệ sinh, giặt giũ. Chính vì những ưu điểm trên, có được ứng dụng phổ biến để may áo thun công sở , váy, đồ leo núi, đồ thể thao…

Vải Len Spandex:

Đây là một loại vải “trời sinh một cặp” khi kết hợp Len và Spandex để tăng độ bền và co giãn của vải. Với những ưu điểm như đàn hồi tốt, mềm mại, ít bốc mùi hôi, loại vải này thường được sử dụng để sản xuất những trang phục mùa đông hay đồng phục tham gia team building

Chất vải Poly Spandex:

Poly Spandex được pha trộn giữa Polyester và Spandex. Ưu điểm của loại vải này là khả năng co giãn tốt, tính thẩm mỹ cao, thoáng khí tuyệt vời. Chính vì vậy, chúng thường được sử dụng phổ biến để sản xuất áo phông, váy, đồ dự tiệc,…

ƯU ĐIỂM CỦA VẢI SPANDEX

  • Độ đàn hồi vượt trội: Như đã nói ở trên, Spandex được đánh giá có độ co giãn, đàn hồi cao nhất trong các loại vải trên thị trường hiện nay. Chúng có thể chịu áp lực lớn, lực kéo căng nhưng vẫn không xảy ra hiện tượng đứt, giãn. Theo một nghiên cứu thực tiễn cho thấy, những loại kiểu vải thế này có thể chịu được lực kéo gấp 500% độ dài ban đầu mà vẫn không hề hấn gì.
  • Mềm, nhẹ nhưng bền và dẻo dai: Đây là những ấn tượng đầu tiên mà bạn sẽ cảm nhận được về loại vải này. Sau nhiều lần giặt, vải sẽ không có hiện tượng thô cứng, xù lông hay vón xơ. Ngoài ra, khả năng chịu mài mòn tốt cũng là một ưu điểm nổi bật của loại vải này.
  • Ít gây kích ứng da: Dù là một loại vải tổng hợp, nhưng Spandex lại ít gây kích ứng da như các loại vải khác.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA VẢI SPANDEX

  • Thấm hút kém:Khả năng thấm hút của Spandex không được đánh giá cao vì thường xuyên gây ra tình trạng nóng bức cho người mặc. Vì vậy, chúng thường được pha với một số chất liệu khác để tránh tình trạng này.
  • Vải sẽ vàng ố nếu sử dụng lâu:Khi sử dụng loại vải này trong một thời gian dài, nếu không bảo quản kỹ, vải sẽ xuất hiện những vết ố vàng rất mất thẩm mỹ.
  • Có thể gây ô nhiễm môi trường: Cũng như đa số các loại vải tổng hợp khác, Spandex vẫn không thể tự phân hủy. Bên cạnh đó, khả năng thu hồi và tái chế của loại vải này cũng khá hạn chế.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ cao:Dù Spandex có thể “chấp hết” sức kéo của ngoại lực, song nếu gặp nhiệt độ cao, vải sẽ bị chảy xệ, co nhăn hay biến tính.
  • Hao mòn về chất lượng dưới tác dụng của chất tẩy:Vải làm từ sợi Spandex sẽ nhanh hỏng, chất lượng suy giảm khi tiếp xúc các chất tẩy rửa, nhất là các chất có độ PH cao.