2 cách hướng dẫn bảo quản áo đồng phục công ty
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN ÁO ĐỒNG PHỤC CÔNG TY
Hiện nay đồng phục công ty không còn quá xa lạ với mọi người nữa chắc hẳn ai cũng sở hữu cho mình những chiếc áo thun đồng phục nhưng có rất nhiều người còn chưa biết bảo quản áo đồng phục công ty sao cho phù hợp. Nếu như bạn chưa biết đừng bỏ lỡ bài viết này nhé
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN ÁO ĐỒNG PHỤC CÔNG TY ĐỒNG PHỤC ÁO SƠ MI
- Để giữ gìn những bộ đồng phục đẹp, nhất là những bộ đồng phục công sở thường có gam màu trắng và màu sáng, không nên giặt chúng chung với các loại quần áo có màu hay sử dụng máy giặt.
- Trước khi bắt đầu với việc giặt giũ chúng, bạn nên đọc tất cả các kí hiệu và hướng dẫn sử dụng bên trong áo đồng phục. Nhà sản xuất thường biết cách sử dụng tốt nhất dựa vào chất liệu và màu sắc của vải. Tiếp theo các bạn phải lấy hết những gì có trong túi áo ra và cài một số khuy áo lại để tránh áo bị nhăn, xoắn.
- Thường các hộ gia đình thường sử dụng những chiếc máy giặt phù hợp với tất cả các loại trang phục chứ không riêng gì cho áo sơ mi. Chính vì thế hãy chọn các chế độ phù hợp nhất để giữ lại độ bền cho áo và máy giặt. Nước ấm là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho áo sơ mi. Đối với áo sơ mi trắng bạn có thể cho thêm một chút nước ấm hoặc thêm một chút thuốc tẩy vào để giữ cho áo luôn có được màu trắng sáng. Một điều lưu ý khi bảo quản đồng phục công sở là bạn không nên lạm dụng thuốc tẩy quá vì sử dụng nhiều thuốc tẩy sẽ làm cho áo của bạn giòn hơn, dễ rách hơn
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN ÁO ĐỒNG PHỤC CÔNG TY ĐỒNG PHỤC ÁO THUN
- Nhiều người tưởng rằng cách bảo quản áo thun thì cực kì đơn giản nhưng thực tế thì việc bảo quản áo thun cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi giặt đồng phục áo thun:
- Với đồng phục áo thun, lần giặt đầu tiên bạn nên giặt bằng nước lã, không giặt với xà phòng và vò nhẹ bằng tay. Áo thun có màu đậm rất dễ phai màu, bạn không nên giặt chung chúng với các loại quần áo khác để tránh làm loang màu sang chúng. Bạn nên sử dụng nước có pha ấm và ngâm với giấm khoảng 15 – 20 phút để giữ cho màu áo thun lâu hơn và không bị ra màu trong quá trình giặt.
- Nên giặt áo thun bằng nước lạnh hoặc nước ấm khoảng 40 độ, tránh nhiệt độ cao gây ra áo thun sẽ bị giãn và chảy xệ. Không dùng các chất tẩy rửa cao với áo thun màu. Không nên dùng các chất tẩy rửa hoặc những loại bột giặt có chất tẩy trắng giống như áo sơ mi.
HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO QUẢN ÁO ĐỒNG PHỤC CÔNG TY KHI GIẶT ÁO ĐỒNG PHỤC
Khi mới nhận áo đồng phục bạn không nên giặt ngay vì thông thường áo mới sản xuất mực in logo và họa tiết chưa thể khô và bám chắc vào áo. Nếu bạn mang đi giặt ngay sau khi nhận thì hình in, logo sẽ bị mờ và có thể bị nhòe mất đi độ sắc nét và thẩm mỹ của áo. Đã rất nhiều trường hợp bị vỡ hình họa tiết, logo sau khi giặt lần đầu tiên những trường hợp này công ty sẽ không áp dụng hình thức bảo hành. Thời gian giặt áo lần đầu tiên là 3 ngày kể từ ngày nhận áo.
Đối với lần đầu tiên bạn nên giặt bằng tay, sử dụng nước lạnh không có xà phòng để giặt vì xà phòng có thể làm bong tróc lớp in còn mới. Không giặt chung với các áo có màu khác vì đối với loại áo màu sắc sẫm lần giặt đầu tiên rất dễ ra màu nếu giặt chung sẽ bị loang màu sang các quần áo còn lại.
Để giữ màu áo đồng được lâu và không bị ra màu trong quá trình giặt bạn có thể ngâm áo vào nước ấm có pha thêm chút giấm trong khoảng 15-20 phút sẽ giúp áo không phai màu trong các lần giặt sau. Khi giặt áo đồng phục chỉ nên giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm không quá 40 độ C vì nếu giặt nước quá nóng sẽ làm vải bị giãn áo.Trong khi giặt không đổ trực tiếp các loại xà bông và nước tẩy lên hình in vì xà bông và nước tẩy có tính tẩy cực mạnh, chú ý không dùng thuốc tẩy đối với áo màu.Hạn chế sử dụng các loại nước xả vải vì nước xả vải có tác dụng làm mềm vải nhưng thường làm áo đồng phục giãn rất nhanh và hình in bị mềm và dễ bong tróc hơn. Nếu bạn muốn thơm quần áo thì sau khi giặt sử dụng các loại nước xả thơm hoặc là ngâm trong nước xả vải với thời gian ngắn, chỉ sử dụng nước xả vài vào những ngày mưa, độ ẩm cao. Khi giặt áo đồng phục nên lộn trái áo để tránh trường hợp bề mặt hình in bị có sắt và xước hình in như vậy thời gian sử dụng và độ sắc nét trên áo sẽ tăng lên. Sau khi giặt không nên vắt áo nếu vắt sẽ khiến áo giãn ra và làm hỏng luôn chiếc áo đồng phục của bạn. Thay vì vắt áo bạn nên gấp áo lại rồi ấn cho thoát hết nước để chất vải không bị chảy xệ kho treo lên móc.
HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO QUÁN ÁO ĐỒNG PHỤC CÔNG TY SAU KHI GIẶT
Khi không sử dụng hãy để áo ở nơi khô thoáng tránh những nơi ẩm ướt, với tính chất của vải thấm hút mồ hôi thì áo sẽ hút ẩm, hút nước cực tốt làm áo dễ ẩm mốc, thậm chí để lại những vết ố trên áo.
– Sau khi mặc áo đồng phục mỗi khi tham gia các hoạt động tập thể, du lịch ra nhiều mồ hôi tốt nhất bạn nên giặt ngay vì để lâu áo thấm mồ hôi sẽ để lại mùi hôi và ẩm mốc khó xử lý.
– Khi phơi áo đồng phục bạn nên lộn trái áo và phơi ở chỗ thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời vì ánh nắng mặt trời cũng là một nguyên nhân khiến hình in và màu áo nhanh phai màu.
Chú ý khi phơi nên treo ngang áo trên dây vì sớ vải của áo thun thường có xu hướng chảy xệ xuống dưới. Nếu bạn phơi dọc thì hãy sử dụng kẹp áo để giữ cố định tránh mất form áo khi phơi.
– Đối với áo thun 100% cotton thường bị nhàu sau khi giặt, trước khi mặc bạn nên là (ủi) nhưng chú ý không được ủi lên bề mặt hình in trên áo. Tốt nhất bạn nên ủi ở nhiệt độ thấp và lộn trái áo ra trước để tránh làm chết màu in, bong tróc, biết dạng họa tiết, logo bởi nhiệt độ cao. Nếu bạn in áo đồng phục có nhiều hình in thì không nên gấp 2 mặt vào nhau vì sẽ bị dính làm hỏng hình, tốt nhất là dung móc treo hoặc gập đôi áo nhưng tránh tiếp xúc.